Ngành công nghiệp hỗ trợ nhìn từ các cuộc cách mạng công nghiệp
Trong hơn 2 thế kỷ qua, thế giới đã diễn ra 3 cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các cuộc cách mạng này đã thay đổi các phương thức sản xuất, mở ra cho nhân loại những bước tiến mới, nâng cao sức mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo ra những sản phẩm mới không có sẵn trong tự nhiên.
Lịch sử nhân loại là một quá trình phát triển đi lên không ngừng từ thấp đến cao, nền tảng của toàn bộ sự phát triển đó là sự phát triển kinh tế. Nhu cầu của con người, lợi ích và cạnh tranh là những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình lao động và khoa học công nghệ đã giúp con người không ngừng cải tiến công cụ lao động, sáng tạo ra những công cụ lao động mới, vượt qua những giới hạn tự nhiên về thể lực của con người để nâng lên sức mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo ra những sản phẩm mới không có sẵn trong tự nhiên.
Một nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng nói các thời đại khác nhau không phải ở chỗ sản xuất cái gì mà là sản xuất bằng cái gì, sản xuất như thế nào. Nếu không kể tới những cuộc cách mạng diễn ra trong thời cổ đại dẫn đến việc chuyển từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới, từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng, đồ sắt và cuộc cách mạng trong nông nghiệp khi con người chuyển từ săn bắt, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, mà chỉ tính từ lịch sử cận đại đến nay, thì thấy rằng nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển là các cuộc cách mạng công nghiệp.
Ảnh tư liệu
Cuộc cách mạng công nghiệp lần nhất
Vào những năm 1750-1760 nền kinh tế các nước còn quá đơn giản, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ, lao động tay chân, sức nước, sức gió, sức kéo,…. Điều này dẫn đến việc vừa tốn nguồn nhân lực, vừa không đạt được năng suất như mong muốn. Dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ra đời, với mong muốn thay đổi phát minh ra các loại máy móc hoạt động quy mô lớn sử dụng ít sức người.
Cuộc cách mạng được bắt nguồn từ nước Anh, sau cùng lan rộng ra châu Âu, Hoa Kỳ và các nước trên toàn thế giới. Tác động chính vào các ngành: Ngành dệt may, ngành luyện kim, ngành giao thông vận tải.
Đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng mở ra với sự cơ giới hóa ngành dệt may, James Watt- phụ tá thí nghiệp của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước giúp các nhà máy dệt có thể đặt bất kỳ nơi nào ( vào thời điểm đó máy dệt phải chạy nhờ vào sức nước) .
Đến năm 1785, linh mục Edmund phát minh ra máy dệt vải, bước tiến quan trọng cho ngành dệt. giúp tăng năng suất lên tới 40 lần.
Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt pudding, mở đầu bước tiến cho ngành luyện kim. Nhưng với những phát minh đời đầu, phương pháp của Henry Cort tuy có lượng sắt đã luyện chất lượng nhưng không đáp ứng được yêu cầu về máy móc. Đến năm 1885, Henry Bessemer phát minh ra lò luyện gang thành thép lỏng, khắc phục được nhược điểm của máy trên.
Thương mại ngày càng mở rộng, hình thành lên kênh đào giao thông và đường sắt. Ngành giao thông vận tải cũng được ra đời với chiếc đầu xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên vào năm 1804 với vận tốc lên đến 14 dặm/h. Đến năm 1807, Robert Fulton lại chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo và những cách buồm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến đổi mới. Đã thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi nước và nguyên, nhiên vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và than đá.
Sự thay đổi đó đã giúp sản xuất được phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền kinh tế các nước đi lên. Chuyển đổi bộ máy cũ kỹ qua bộ máy sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học. Làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ những năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Thời gian này gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.Chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Được đánh dấu bằng những thành tựu to lớn: Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi,… Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép, điên, hóa học và đặc biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng.
Cuộc cách mạng 2.0 này đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày càng phát triển hơn. Biến khoa học thành một ngành khoa học đặc biệt.
Nhiều sáng chế được ra đời trong thời kỳ này, nhưng đỉnh cao nhất thì phải nhắc đến truyền thông và động cơ:
Truyền thông: Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông đầu tiên là kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước. Tiếp của sự thành công máy sản xuất giấy cuộn dựa trên kỹ thuật in ấn mà ra đời.
Quy trình làm giấy từ những nguồn hạn chế như bông, lanh được thay thế bằng bột gỗ. Năm 1870 với sự truyền bá kiến thức của nước Anh thuế giấy bị xóa bỏ kích thích sự phát triển của báo chí và tạp chí.
Thời gian này máy công cụ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong máy khác tại Mỹ có sự tăng trưởng. Dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng ra đời.
Động cơ: Ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cường quốc lớn, họ cùng nhau trao đổi ý tưởng và sáng chế được nhiều phát minh mới.
Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ nhỏ trong công nghiệp nhẹ.
Năm 1860 động cơ đốt đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm động lực cho ô tô sơ khai ở những năm 1870. Gottlieb Daimler người nước Đức đã sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu của xe ô tô thay cho khí than. Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô hoạt động với động cơ đốt trong.
Động cơ xăng hai kỳ cũng được phát minh trở thành nguồn năng lượng của người nghèo, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm này.
Các phát minh khác:
Năm 1876, Alexander Graham Bell đã phát minh ra chiếc điện thoại đầu tiên.
Năm 1878, Sir Joseph Swan sáng chế ra bóng đèn sợi đốt.
Năm 1884, tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir Charles Parsons.
Năm 1903, hai an hem người Mỹ là Wilbur và Orville Wright đã chế tạo ra cỗ máy bay đầu tiên.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,… Cuộc cách mạng đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 có phần khác biệt với hai cuộc cách mạng trước đó. Lần này cuộc công nghiệp đã cho thấy được tốc độ phát triển tiến bộ của khoa học – kỹ thuật một cách rõ ràng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được bắt với sự ra đời và phát triển lan tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này còn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay là cuộc cách mạng số.
Cuộc cách mạng này diễn ra đã đưa ra nhiều phát minh để tiết kiệm tài nguyên và các nguồn lực xã hội. Giảm chi phí trong phương tiện sản xuất. Kéo theo cơ cấu sản xuất xã hội cũng thay đổi theo giữa nông-lâm-thủy sản, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ. Tận dụng công nghệ hydro và internet để lưu trữ và chia sẻ , phân phát năng lượng rộng rãi đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 – Hành trình cải cách năng lượng xanh.
Thập niên 70: Vào những năm 1970 nhiều thiết bị hiện đại được ra đời như: máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điện tửthu,…, đây cũng là thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade. Công nghệ kỹ thuật số bắt đầu chuyển đổi từ lưu trữ analog sang lưu trữ kỹ thuật số. Tạo thêm việc làm mới cho người dân là nhân viên nhập liệu.
Một phát triển công nghệ quan trọng ở thập niên này là công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số – biến đổi cosine rời rạc (DCT).
Thập niên 80: Ở thập niên này, máy tính đa du nhập vào các nước phát triển, xuất hiện nhiều ở trường học, hộ gia đình, doanh nghiệp,…
Mãi đến năm 1983, chiếc điện thoại đầu tiên đã ra đời với sáng chế của Motorola DynaTac. Đến năm 1991 , mạng 2G được sử dụng khiến những chiếc điện thoại được phổ biến hơn. Từ đó nhiều thiết bị công nghệ hiện đại cũng lần lượt được ra đời: máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim truyền thống, mực kỹ thuật số,… Và sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web – Một không gian thông tin toàn cầu.
Thập niên 90: Năm 1990 World Cup diễn ra đã lần đầu tiên được chiếu trên HDTV ở Tây Ban Nha và Ý. Tuy nhiên phải đến giữa năm 2000, HDTV mới trở thành chuẩn mực tại Nhật Bản.
Sau sự ra đời của World Wide Web đã làm tiền đề cho các trình duyệt web thay đổi và phát triển nên nhiều trình duyệt mới như: Mosaic, Netscape Navigator và Internet Explorer.
Đến năm 1996, Internet được mở rộng trở thành nền văn hóa đại chúng.
Thập niên 20: Ở đầu thập niên này, điện thoại đã trở nên phổ biến hơn, tính năng soạn và gửi tin nhắn văn bản cũng xuất hiện.
Tại Việt Nam Internet dial – up được kết nối vào năm 2002 và được nhiều người yêu thích và ưa dùng.
Thập niên 21: Vào đầu năm 2010 điện toán đám mây đã dẫn đầu trở thành xu hướng. Lượng người truy cập Internet ngày càng tăng mạnh.
Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát mình được ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,…
Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, tập dữ liệu lớn – Big Data được phát minh, . Các công ty, doanh nghiệp cũng chuyển hướng kinh doanh. Xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud ) ra đời:
Social media: giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng bằng những phương tiện truyền thông.
Mobile: Công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau.
Analytics: Công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa ra mục tiêu tiếp cận.
Cloud: Điện toán đám mây.
Chuyển đổi công nghệ analog sang kỹ thuật số.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ra đời.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn gọi là công nghiệp 4.0. Cuộc công nghệ này được tập trung vào công nghệ kỹ thuật số. Phát triển dựa trên nền tảng cuộc cách mạng 3.0 với sự kết nối thông qua internet vạn vật; Kết nối vật lý với kỹ thuật số, trao đổi tương tác giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người; Cho các doanh nghiệp chủ động kiểm soát và nắm bắt được mọi hoạt động dong kinh doanh.
Cuộc cách mạng này tạo ra động lực giúp thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia. Chuyển đổi từ nên kinh tế tri thức sang nền kinh tế thông minh, nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh, chuỗi cung ứng cũng thông minh.
Sự giao thoa và trao đổi các lĩnh vực công nghệ đang dần xóa đi các ranh giới giữa các khẩu sản xuất. Giúp sản xuất đạt trình độ cao, tối ưu hóa cao, lợi ích kinh tế ngày càng đi lên
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được bắt nguồn từ một nhóm nhà khoa học người Đức. Sự thay đổi của cuộc cách mạng lần này bao gồm phần cứng, phầm mềm và sinh học. Những tiến bộ về truyền thông và kết nối.
Sự thay đổi của mô hình này được dựa trên nguyên lý:
Khả năng tương tác: Tăng sự tương tác giữa các bộ phận, yếu tố của nhà máy. Tăng khả năng giao tiếp giữa hệ thống vật lý không gian mạng, robot, sản phẩm thông minh và con người,…
Phân cấp: Tạo ra năng lực thiết kế các quy trình tự trị để tự đưa ra quyết định một cách tự chủ.
Phân tích thời gian thực: giám sát, kiểm soát được khả năng thu nhập và tích lượng lớn dữ liệu, tối ưu hóa các quy trình.
Ảo hóa: Thu nhập các dự liệu, mô hình hóa, các mô hình mà máy ảo và mô hình mô phỏng để tạo ra một bản sao ảo.
Định hướng dịch vụ: Tạo khả năng chuyển giá trị dịch vụ tạo ra các mô hình kinh doanh đột phá mới.
Tính module và khả năng mở rộng: Tính linh hoạt và độ co giãn thích ứng được với yêu cầu của các ngành công nghiệp mọi lúc. Mở rộng năng lực kỹ thuật, phát triển nhu cầu kinh doanh.
Theo các chuyên gia thì cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ.
1. Big Data (Dữ liệu lớn): Cho phép con người nhu thập và lưu giữ một lượng dự liệu khủng lồ. giúp các doanh nghiệp đưa ra được xu hướn, nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Tạo ra các chiến lược quảng cáo dung đắn trong kinh doanh theo từng giai đoạn.
2. Internet of Things (vạn vật kết nối): Đây là sự kết hợp giữa internet, công nghệ vi cơ điện tử, công nghệ không dây. Giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ đời sống ( điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng,…) với con người.
3. Cloud (Điện toán đám mây): Cho người dùng sử dụng các dịch vụ lưu trữ như Facebook, Office 365, Youtube,… Mọi dữ liệu được lưu trữ, tổ chức và sắp xếp theo hệ thống của nhà cung cấp.
4. Trí tuệ nhân tạo (AI): Trí tuệ nhân tạo tạo ra những cỗ máy thông minh và hoạt động phản ứng như con người. Có thể nhận dạng qua giọng nói. Đây là công nghệ lập trình cho máy móc: học tập, khả năng lập luận, khả năng tự sửa lỗi. AI giúp đẩy mạnh marketing của doanh nghiệp.
5. In 3D: Đây được gọi là sản xuất phụ gia, mô tả các hoạt động mô hình 3D. Sử dụng để phát triển sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, linh hoạt hơn, mà chi phí lại thấp.
6. Data mining: Biến dữ liệu thô thành cái nhìn sâu sắc để đưa ra quyết định trong kinh doanh sáng suốt.
7. Augmented Reality (AR): Là sự kết hợp giữa màn hình và âm thanh, văn bản, hiệu ứng được máy tính tạo ra với trải nghiệm thực tế của người dùng.
8. Tự động quy trình robotic (RPA): Là quá trình tự động hóa trong kinh doanh. Được tạo bằng AI, thay thế con người làm những nhiệm vụ phổ biến như xử lý giao dich, quản lý thông tin, công việc trợ lý,…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang thúc đẩy đến mọi khía cạnh và nhiều cấp độ khác nhau trong đời sống và sản xuất. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.
Có thể nói, các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tới lần thứ hai, lần thứ ba là để thay thế, khắc phục những giới hạn thể lực, cơ bắp của con người, tiến tới thay thế, khắc phục một phần giới hạn của trí tuệ con người, thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đột phá vào trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật là sự thay thế hoàn toàn trí tuệ, hệ thống thần kinh của con người.
Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo nên những hệ thống sản xuất tự động hóa, đưa nền kinh tế bước vào ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức (tri thức là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển), thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa đến những hệ thống sản xuất thông minh với các máy móc, thiết bị thông minh, dây chuyền sản xuất thông minh, hệ thống quản trị thông minh; có nền công nghiệp thông minh, hệ thống kết cấu hạ tầng điện, giao thông, cấp, thoát nước thông minh, các phương tiện vận tải thông minh, hệ thống thương mại, dịch vụ thông minh, tiêu dùng thông minh. Nền kinh tế thật sự là nền kinh tế tri thức. Tri thức, thành tựu khoa học công nghệ, các ý tưởng đổi mới, sáng tạo trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Nền kinh tế thông minh đưa tới sự ra đời những ngôi nhà thông minh, quốc gia thông minh, xã hội thông minh. Đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời, tạo ra những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh vực. Các thành tựu khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế. Đây là thách thức lớn đối với các quốc gia, phương thức phát triển dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động giá rẻ, chất lượng thấp. Điều này làm cho sự chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giầu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới có xu hướng mở rộng thêm. Các dây chuyền sản xuất tự động, các rôbốt thay thế con người trong nhiều công đoạn sản xuất, các hoạt động thương mại, dịch vụ; trong nhiều công việc trong gia đình, trong cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học… tạo ra nguy cơ thất nghiệp cho những lao động phổ thông, không được đào tạo; làm cho sự phân hóa giầu nghèo, sự chênh lệch về thu nhập và mứu sống giữa các tầng lớp xã hội trong một số nước có xu hướng ngày càng tăng, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia khi biết tận dụng và tận dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới, các nước đi sau có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước đi trước; nhưng, đồng thời cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các nước trên thế giới gay gắt, quyết liệt hơn, tương quan sức mạnh giữa các nước sẽ có những thay đổi, làm gia tăng khoảng cách phát triển, phân hóa giàu nghèo trong từng nước cũng như giữa các nước trên thế giới. Việt Nam cũng đứng trước những thời cơ, thách thức như vậy.
Nhìn từ các cuộc cách mạng công nghiệp có thể thấy, công nghiệp hỗ trợ là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá. công nghiệp hỗ trợ là ‘bệ đỡ’ cho sự phát triển sản xuất công nghiệp, là nền tảng, cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn. Chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm chi tiết, linh kiện được sản xuất từ ngành công nghiệp hỗ trợ. Do vậy, nếu công nghiệp hỗ trợ kém phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng sẽ bị giới hạn trong một số ít các ngành.
Các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu trên thế giới ngày càng có vai trò chi phối, điều tiết và gần như quyết định với tầm ảnh hưởng rất rộng đến hệ thống kinh tế thế giới. Các nước đang phát triển, đi sau, cũng chịu sự chi phối, điều tiết này và không thể một bước phát triển vượt bậc, để đạt được sức mạnh ngang tầm mà cần phải có quá trình từng bước tương thích, hợp tác và hội nhập. Điều này chỉ có ngành công nghiệp hỗ trợ mới phát huy được vai trò đó. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khi các quan hệ hợp tác được thiết lập, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ là một bộ phận hiện hữu, không tách rời, cấu thành trong các sản phẩm của các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu,...
Công nghiệp hỗ trợ nhờ đó mà trở thành một bộ phận tham gia vào hệ thống sản xuất chuyên môn hóa quốc tế. Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ sẽ được nằm trong chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực cũng như toàn cầu. Hội nhập quốc tế quan trọng hơn là hội nhập ở thượng nguồn, tức là phối hợp với nhau trong quá trình tham gia sản xuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi sản 5 xuất toàn cầu. Công nghiệp hỗ trợ chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu chứ không phải công nghiệp lắp ráp. Công nghiệp lắp ráp lại thuộc khâu hạ nguồn, nó không mang tính sản xuất, chế tạo, thiếu yếu tố năng động, sáng tạo.
Đối với việc tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, nếu như công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chúng loại quá nhiều, chi phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyền cung cấp nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác.
Số lần xem: 22